Ngành nghề đào tạo

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN SÂU 3 CHUYÊN NGÀNH

 + Chuyên ngành Công nghệ thông tin

+ Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông

+ Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung  

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin định hướng ứng dụng đào tạo kỹ sư có: kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, kiến thức lý thuyết toàn diện và chuyên sâu, kiến thức thực tế vững chắc của ngành Công nghệ thông tin; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, phản biện, phân tích, tổng hợp các thông tin, giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ; có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ; có khả năng tự học, đổi mới sáng tạo trong công việc, thích nghi với môi trường làm việc, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt để phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể

          Sau khi học xong chương trình này, sinh viên có:

1.2.1. Kiến thức

– Kiến thức khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, kinh tế, quốc phòng và an ninh để vận dụng và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

– Kiến thức khoa học tự nhiên, toán học và ngoại ngữ để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

– Kiến thức sâu rộng về công nghệ thông tin để để vận hành, bảo trì và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong hệ thống công nghệ thông tin

– Kiến thức chuyên sâu để phân tích thiết kế, lập trình và quản trị hệ thống công nghệ thông tin.

– Kiến thức quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

1.2.2. Kỹ năng

– Kỹ năng vận hành và khai thác các sản phẩm phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin

– Kỹ năng thiết kế, lập trình và quản trị dự án phần mềm; xây dựng và quản trị hệ thống công nghệ thông tin.

– Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lập kế hoạch và tổ chức, triển khai công việc; Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa, đa quốc gia.

1.2.3. Thái độ

– Năng lực tìm hiểu, phân tích về bối cảnh và xu thế thay đổi xã hội; bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh để hình thành ý tưởng khởi nghiệp.

– Năng lực tự học, làm việc độc lộc, làm việc nhóm và chịu trách nhiệm trong công việc; có khả năng học tập suốt đời để phát triển nghề nghiệp.

-Năng lực vận dụng các quy định pháp lý để giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu; có phương pháp nghiên cứu và vận dụng công nghệ hiện đại  để giải quyết công việc và nâng cấp hệ thống CNTT.

2. Vị trí việc làm và học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp của ngành CNTT

2.1. Vị trí việc làm

Các vị trí công tác đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp.

+ Lập trình viên trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất phần mềm; Lập trình viên môi trường di động; Lập trình Web trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất các phần mềm liên quan đến thiết kế Web; Lập trình viên phát triển các hệ thống thông minh cho các công ty và doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

+ Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp sử dụng hệ thống công nghệ thông tin; Chuyên viên quản trị hệ thống mạng máy tính và an ninh mạng máy tính. Thi công, lắp đặt hệ thống mạng máy tính trong các doanh nghiệp.

+ Chuyên viên kiểm thử phần mềm trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất phần mềm; các công ty và doanh nghiệp sử dụng phần mềm.

+ Giảng viên giảng dạy công nghệ thông tin trong các trường Đại học, cao đẳng, các trường phổ thông …

2.2. Học tập nâng cao trình độ

Người học sau khi tốt nghiệp:

+ Có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, cập nhật với sự phát triển của công nghệ mới.

+ Có khả năng nghiên cứu chuyên sâu và tiếp tục học tập ở các chương trình đào tạo bậc cao hơn như chương trình đào tạo sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ …) tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước